Ẩm thực

Cách nấu lẩu lươn thơm ngon trong thời tiết oi bức

CEO Kenvin LK

Lẩu lươn đã trở thành một món ăn nổi tiếng và quen thuộc của vùng miền Tây sông nước. Trong những ngày oi bức, món ăn này không chỉ giúp giải nhiệt mà còn thanh...

Lẩu lươn đã trở thành một món ăn nổi tiếng và quen thuộc của vùng miền Tây sông nước. Trong những ngày oi bức, món ăn này không chỉ giúp giải nhiệt mà còn thanh lọc cơ thể. Vậy hãy cùng Giadinh.TV khám phá cách nấu lẩu lươn thơm ngon và hấp dẫn tại nhà.

Hình ảnh chỉ mang tính chất minh họa

Lươn là một loại cá có giá trị dinh dưỡng cao thuộc họ lươn. Thịt lươn có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon như lươn xào sả ớt, miến lươn, cháo lươn, súp lươn... Trước đây, lươn là loài cá sống tự nhiên trên các sông, ngòi, ao hồ. Hiện nay, lươn được con người nuôi nhân tạo trong hồ vì giá trị kinh tế rất cao. Chính vì thế, lẩu lươn trở thành món ăn ưa chuộng với nhiều người mà họ có thể thực hiện cách làm lẩu lươn ngon tại gia đình mình.

Nguyên liệu cần chuẩn bị

Để chuẩn bị cho lẩu lươn, nguyên liệu rất dễ tìm và đơn giản với thành phần chính vẫn là lươn. Dưới đây là nguyên liệu chuẩn bị cho 4 người ăn, bạn có thể gia giảm để phù hợp với số lượng người ăn lẩu.

  • Lươn: 700 gam
  • Hành tím: 2 củ
  • Rau ăn lẩu: Rau muống, rau đậu bắp,...
  • Ớt sừng: 3 quả
  • Đậu phụ: 2 bìa
  • Rau răm: 1 bó nhỏ
  • Gia vị: Mắm, muối, mì chính, ớt, tiêu
  • Bún hoặc mì tôm

Lẩu lươn ăn với rau gì?

Mỗi người khi ăn lẩu đều thích kết hợp nhiều loại rau ăn lẩu với nhau, nhưng không biết ăn lẩu gì sẽ thích hợp ăn kèm với loại rau ấy cho đậm đà hơn. Một số loại rau thích hợp cho ăn lẩu như rau muống, rau cải thảo, rau cải, rau mồng tơi, rau cải bắp,...

Hình ảnh chỉ mang tính chất minh họa

Lẩu lươn ngoài hai thành phần chính là nước dùng và thịt lươn thì phần rau ăn kèm cũng rất quan trọng. Bạn có thể ăn kèm với rau muống, đậu bắp, rau cải,... Những loại rau này đều rất sẵn có, bạn có thể mua ngoài chợ hay trong siêu thị.

2 cách nấu lẩu lươn ngon nhất

Để nấu lẩu lươn ngon như ngoài hàng, không phải ai cũng biết cách nấu sao cho ngon. Có rất nhiều cách nấu khác nhau tùy vào khẩu vị của mỗi người. Dưới đây, là 2 cách nấu lẩu lươn ngon nhất mà chúng tôi đã tổng hợp lại được.

Lẩu lươn chua cay

Lẩu lươn chua cay là sự kết hợp của vị me chua, chút tê tê đầu lưỡi của ớt cùng với vị ngọt mềm của lươn đã làm bạn xao xuyến. Ăn một lần mà nghiền mãi không thôi, giờ đây bạn có thể thực hiện ngay tại nhà với cách làm đơn giản.

Nguyên liệu cần chuẩn bị

  • Lươn: 500 gam
  • Xương heo: 1kg
  • Đậu bắp: 200 gam
  • Cà chua: 3 quả
  • Me tươi: 3 quả
  • Rau ngò gai, rau cải
  • Hành, sả
  • Gia vị: Mắm, muối, hạt nêm

Hình ảnh chỉ mang tính chất minh họa

Cách làm lẩu lươn chua cay

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

  • Lươn làm sạch nhớt, bỏ ruột rồi cắt khúc từ 5-6 cm.
  • Xương heo rửa sạch, chặt đôi rồi chần qua nước sôi để loại bỏ mùi hôi.
  • Đậu bắp cắt khúc rửa sạch.
  • Cà chua rửa sạch thái lát tròn.
  • Rau ngò gai, rau cải bỏ rễ rửa sạch cắt khúc.

Bước 2: Cách nấu lẩu lươn chua cay ngon

  • Đầu tiên, cho xương ống xào phi thơm với hành rồi đổ nước hầm 30 phút, đến khi sôi thì hớt bọt để nước dùng được trong.
  • Tiếp theo, bắc chảo lên bếp rồi phi thơm sả hành ớt rồi cho lươn vào xào thêm gia vị cho vừa miệng.
  • Sau đó, khi lươn săn lại thì cho cà chua và me vào xào cùng. Tiếp đó, đổ nước dùng vào đun đến khi sôi thì cho hành lá vào và tắt bếp.
  • Cuối cùng, cho các nguyên liệu ăn lẩu bày ra đĩa rồi chuẩn bị nồi lẩu lươn là thưởng thức được rồi.

Lẩu lươn hoa chuối

Nhắc đến lẩu lươn hoa chuối là đã khiến mọi người không thể quên được mùi vị thơm ngon của món lẩu này. Hương vị đặc trưng của hoa chuối cùng với vị ngọt thơm của lươn đã tạo nên món lẩu vô cùng hấp dẫn.

Hình ảnh chỉ mang tính chất minh họa

Nguyên liệu cần chuẩn bị

Ngoài những nguyên liệu giống cách làm lẩu lươn chua cay ở trên thì còn có nguyên liệu khác sau:

  • Hoa chuối: 500 gam
  • Dứa: 1/2 quả
  • Giấm

Cách làm lẩu lươn hoa chuối

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

  • Các phần nguyên liệu khác sơ chế giống lẩu lươn chua cay, chỉ khác hoa chuối bạn rửa sạch thái nhỏ, chuẩn bị một thau nước đã pha giấm loãng để ngâm hoa chuối không bị thâm.

Bước 2: Cách nấu lẩu lươn hoa chuối

  • Chế biến các phần nguyên liệu giống cách làm lẩu lươn chua cay, chỉ khác khi bạn đun sôi phần nước dùng thì thả hoa chuối vào rồi tắt bếp.
  • Bạn bày các nguyên liệu ăn lẩu ra đĩa rồi chuẩn bị nồi lẩu lươn để thưởng thức cùng gia đình.

Mẹo hay để lẩu lươn không bị tanh

Lươn không chỉ có tác dụng bồi bổ khí huyết, trừ phong hàn mà còn có tác dụng rất tốt đối với những người suy dinh dưỡng. Nhưng bên cạnh đó, không phải ai cũng biết làm lươn sạch và không bị tanh. Để có nồi lẩu lươn ngon và hấp dẫn mà không bị tanh, bạn cần lưu ý những mẹo sau:

Hình ảnh chỉ mang tính chất minh họa

  • Cách chọn lươn: Bạn nên chọn những loại lươn da vàng không phải da đen, chọn con to vừa với 2 màu rõ ràng là bụng vàng, lưng đen. Điều này sẽ đảm bảo thịt lươn chắc và thơm ngon hơn, và cũng đảm bảo là những con lươn ở trong tự nhiên sông, hồ,...
  • Mẹo làm sạch nhớt không bị tanh:
    • Cho lươn vào tủ đá: Khi bạn mua lươn về, bạn bỏ lươn vào túi nilon rồi cho vào ngăn đá tủ lạnh. Một lúc sau, bạn ngâm lươn vào nước rồi lấy giẻ rửa bát vuốt lươn từ trên xuống dưới sẽ sạch nhớt.
    • Bóp muối: Bạn lấy 1 nắm muối chà mạnh lên lươn khoảng 5 phút rồi rửa lại với nước chanh cho hết nhớt. Cuối cùng rửa sạch lại với nước thường.
    • Sử dụng nước nóng: Bạn đun sôi một nồi nước rồi thả lươn vào để chúng tự cựa quậy để loại bỏ nhớt. Sau đó, khi lươn hết nhớt, mổ bụng và rửa lại bằng nước muối cho sạch.
    • Sử dụng cật tre để mổ lươn: Theo kinh nghiệm dân gian xưa, không nên dùng dao để mổ lươn sẽ có mùi tanh. Vậy nên, dùng thanh cật tre có đầu nhọn để mổ lươn thì sẽ không bị tanh.

Hy vọng, với bài viết về cách nấu lẩu lươn đã giúp bạn có thêm món ăn mới trong sổ tay nấu ăn của mình thêm phong phú hơn. Chúc bạn thành công!

1