Reviews

Kinh nghiệm Du lịch Thác Bản Giốc 2024 từ A - Z

CEO Kenvin LK

Việt Nam có vô số thắng cảnh cùng kỳ quan nổi tiếng trải dài từ Bắc chí Nam, nhưng du lịch miền cao lại là lựa chọn hàng đầu trong những kỳ nghỉ ngắn ngày,...

Việt Nam có vô số thắng cảnh cùng kỳ quan nổi tiếng trải dài từ Bắc chí Nam, nhưng du lịch miền cao lại là lựa chọn hàng đầu trong những kỳ nghỉ ngắn ngày, nhất là những du khách đi từ Hà Nội. Có hàng ngàn khách du lịch chọn rời xa đô thị phồn hoa, để dành trọn kỳ nghỉ của mình tại một nơi núi rừng xa xôi, hẻo lánh - và mang theo về những thước phim, kỷ niệm tươi đẹp nhớ đến cả một đời. Vậy Cao Bằng có gì hấp dẫn du khách? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!

Cao Bằng có gì đẹp?

Thác Bản Giốc - Dải lụa trắng tinh khôi

Toàn cảnh Thác Bản Giốc - Cao Bằng

Thác Bản Giốc là thác nước hùng vĩ nổi tiếng thuộc xã Đàm Thủy, Trùng Khánh, Cao Bằng. Thác nằm cách trung tâm thành phố Cao Bằng khoảng 100km và cách thủ đô Hà Nội khoảng 400km. Đây là thác nước đẹp nhất Đông Nam Á và lớn thứ 4 toàn thế giới.

Giữa bốn bể rừng núi, mây trời Đông Bắc, thác Bản Giốc sừng sững hiện ra như một dải lụa trắng ngần giữa bức tranh thiên nhiên đẹp như miền cổ tích ấy. Vốn đã trở thành niềm tự hào chung của người dân Cao Bằng từ lâu, thác Bản Giốc ngày nay đang thu hút một số lượng lớn lượt khách quan trong và ngoài nước đi du lịch Thác Bản Giốc mỗi năm.

Đi bè ngắm thác Bản Giốc

Thác Bản Giốc chính là nguồn cảm hứng cho nhiều nghệ sĩ tạo nên những kiệt tác nghệ thuật hội họa hay những bức ảnh đẹp xuất thần. Toàn cảnh thác cho người ta cảm nhận được sự đơn sơ, hoang dã nhưng lại hoang dại đến choáng ngợp tâm trí. Nước thác lúc cuồn cuộn, lúc lại hiền hòa nhưng chưa bao giờ ngừng chảy.

Đứng từ chân thác nhìn lên, thác Bản Giốc chảy xiết với chiều cao hàng chục mét. Từng khối nước lớn len lỏi qua nhiều tầng đá vôi, xẻ ở giữa thác thành 3 dòng rồi đổ thẳng xuống tạo nên màn mưa bụi nước trắng xóa. Ở phía chân thác là dòng sông Quây Sơn nước trong như tấm gương sáng, soi bóng núi rừng thiên nhiên quanh năm. Phía đôi bờ là từng thửa ruộng xanh tốt của người dân tộc Nùng, Tày an cư lập nghiệp ở xóm Bản Giốc.

Đến Thác Bản Giốc, bạn hãy thuê bè ra tận chân thác để chụp ảnh nhé!

Sau mỗi địa danh nổi tiếng đều có một câu chuyện dài phía sau, và chắc hẳn ai từng thăm thác Bản Giốc cũng đã từng nghe câu chuyện buồn về sự tích dòng thác này. Người ta kể rằng, xưa kia có một cô gái Tày vô cùng thùy mị, nết na và đặc biệt có một vẻ đẹp sắc nước, hương trời. Đến tuổi cập kê, cô gái bị bắt để tiến cử cho bậc vua chúa và trót lọt vào mắt xanh của một vị hoàng tử. Tuy nhiên, cô gái đã dũng cảm bỏ trốn để được chung sống cùng với người yêu mình.

Hai người chạy tới Bản Giốc thì đã thấm mệt và quyết định nghỉ chân tại khe suối. Họ dành cả đêm để trút bầu tâm sự và chia sẻ những cay đắng khi buộc phải xa cách. Nhưng do thời tiết quá lạnh và cũng quá kiệt sức, họ ôm chặt nhau và lịm đi chìm vào giấc ngủ ngàn thu. Sau đó, trời mưa tầm tã suốt mấy tuần trời, và chẳng ai còn nhìn thấy bóng dáng cặp uyên ương kia nữa. Người dân thương tiếc cho cặp đôi, liền đặt tên ngọn thác là thác Bản Giốc. Giữa 3 tầng thác có 2 tầng thác ôm nhau quấn quýt, giống hình ảnh cô gái Tày xinh đẹp trong vòng tay người yêu, còn dòng thác còn lại, nước chảy hung tợn giống với hình ảnh vị hoàng tử năm nào.

Chùa Phật Tích Trúc Lâm Bản Giốc

Chùa Phật Tích Trúc Lâm ở Thác Bản Giốc

Chùa Phật Tích Trúc Lâm được xây dựng cách chân thác Bản Giốc không xa, chỉ khoảng 500m. Đây là ngôi chùa mang lối kiến trúc đậm chất Việt Nam với hàng chục lầu, nhà lễ, nhà thờ, đền thờ,... du khách du lịch Cao Bằng có thể đến thăm chùa Phật Tích để cảm nhận nét yên bình nhưng đầy uy nghiêm của một ngôi chùa nằm ở vùng cao.

Thác Bản Giốc nhìn từ chùa

Động Ngườm Ngao

Động Ngườm Ngao

Động Ngườm Ngao vốn đã không còn là cái tên xa lạ đối với dân xê dịch - là một động lớn được tạo hình từ đá vôi phong hóa nhiều thế kỷ. Động Ngườm Ngao ngày nay đã trở thành một món quà vô giá mà thượng đế đã ban tặng cho người dân Cao Bằng. Động có chiều dài khoảng 2114m bao gồm: cửa Ngườm Lồm, cửa Ngườm Ngao, cửa Bản Thuôn. Mỗi cửa một dáng vẻ khác nhau, tạo thành một trải nghiệm thú vị đối với du khách du lịch Cao Bằng.

Bên trong động Ngườm Ngao

Bên trong động, tầng vòm khép rồi mở với từng tầng nhũ đá tứ phía với những hình dạng vô cùng kỳ thú. Du khách có thể thỏa thích sáng tạo khi ngắm nhìn từng tảng thạch nhũ rồi tưởng tượng xem đó là hình thù gì.

Khu di tích Pác Bó

Khách du lịch chụp ảnh lưu niệm tại suối Lê-Nin trong khu di tích Pác Bó

Đây là địa danh quen thuộc nhất, in sâu nhất vào tâm trí người Việt Nam. Khu di tích Pác Bó là nơi chứng kiến những tháng ngày kháng chiến gian lao vất vả của dân tộc ta, và đặc biệt là nơi ghi dấu những kỷ niệm sinh hoạt và làm việc của Bác Hồ. Ngày nay khi đến với hang Pác Bó, khách quan có thể tham quan suối Lê-Nin, bàn đá Bác làm việc, hang Cốc Pó,...

Bàn làm việc của Bác bên suối Lê-Nin

Hồ Thang Hen

Hồ Thang Hen được ví như “Tuyệt Tình Cốc” giữa núi đồi Cao Bằng. “Thang Hen” trong tiếng Tày nghĩa là “đuôi ong” bởi hồ nước này nhìn từ trên cao xuống giống đuôi con ong. Du khách đi tour Thác Bản Giốc có thể dành 1 tiếng rưỡi di chuyển từ Thác Bản Giốc đến đây.

Hồ Thang Hen quanh năm xanh ngát

Nếu Thác Bản Giốc như một dải lụa trắng chảy dào dạt thì Hồ Thang Hen lại được ví như cô tiên với dải lụa xanh, trôi lững lờ, lặng lẽ giữa núi rừng đại ngàn. Đến đây, khách du lịch Thác Bản Giốc không chỉ được thỏa mãn với cả trăm bức ảnh để “sống ảo”, chụp từ mọi góc hồ đều đẹp, mà còn được thưởng thức những món ăn dân dã của nhà hàng ven hồ, thưởng thức những làn điệu dân ca hát then, hát sli hay đơn giản là ngồi thuyền ngắm cảnh hồ xanh ngắt.

Nên đi du lịch Cao Bằng mùa nào?

Vốn là vùng đất cực Bắc Tổ Quốc, Cao Bằng được thiên nhiên ưu ái cho một vẻ đẹp kỳ diệu từ tự nhiên đến khí hậu. Bốn mùa ở Cao Bằng mang một vẻ khác nhau, và để lại nhiều cảm xúc dạt dào trong lòng khách quan.

Mùa lúa chín bên thác Bản Giốc

Mỗi độ xuân về, núi rừng như thay một màu áo mới. Tứ bề cỏ cây đâm chồi nảy lộc, xuất hiện cả rừng đào rực rỡ rạng ngời. Những cây đào cổ thụ, mọc tự nhiên cành vươn cành đua nhau khoe sắc. Kế bên, từng tán lá xen hoa trắng ngần của cây mận, cây lê cũng nở rộ ngợp của một sườn đồi. Bức tranh thiên nhiên hữu tình ấy để để lại nhiều cảm xúc khó tả cho những người con xa xứ, khi nhớ về Cao Bằng, là nhớ về một rừng hoa ngợp trời.

Du khách đi tour Cão Bằng cũng có thể tham quan chùa Phật Tích đầu xuân nằm gần thác Bản Giốc để xin lộc, xin phúc và cầu may mắn cho cả một năm. Thác Bản Giốc mùa này cũng rạng ngời, tươi mới cùng sắc hoa đào nở rộ.

Vườn cẩm tú cầu ở Cao Bằng

Khi hè tới, Cẩm Tú Cầu đua nhau khoe sắc ở hai bằng đường núi Phia Oắc, Phia Đén. Những cánh hoa mỏng manh khi nở màu trắng rồi chuyển sắc dần sang màu lam hoặc màu hồng nhạt, tụm lại thành những quả cầu hoa. Các bạn trẻ đặc biệt thích hoa cẩm tú cầu với vẻ đẹp lộng lẫy và vô cùng kiêu sa, kết hợp cùng toàn cảnh núi rừng thiên nhiên vùng cao tạo nên những bức ảnh đẹp để đời. Chưa hết, thác Bản Giốc lúc này trở nên dữ dội hơn bao giờ hết. Nguồn nước dồi dào từ thượng nguồn đổ về càng làm cho cảnh tượng thiên nhiên thêm hùng vĩ và hoang dại. Tuy nhiên vì thác đổ dữ dội như vậy nên nước sông Quây Sơn tầm này khá đục, không còn trong xanh. Vậy nên khách đi du lịch thác Bản Giốc ưa thích chọn đi vào mùa thu hoặc đông xuân hơn.

Mùa lúa chín ở thác Bản Giốc

Khi thu đến, cũng là lúc từng cánh đồng lúa trĩu bông đến kỳ thu hoạch. Đến Cao Bằng mùa này, bạn sẽ được chiêm ngưỡng bạt ngàn cánh đồng lúa với những thửa ruộng bậc thang vòng óng, bồng bềnh trong từng đợt gió thu. Dưới chân thác Bản Giốc cũng là những cánh đồng lúa chín vàng nằm ở đôi bờ sông Quây Sơn tạo nên một cảnh tượng cực kỳ thơ mộng.

Phia Oắc thường xuất hiện băng tuyết vào mùa đông. Vì vậy, khi đợt lạnh khoảng cuối tháng 11 tràn về, du khách có thể nhìn thấy những bông tuyết trắng phủ kín dãy núi, mái nhà, tán cây,... Tất cả khiến chúng ta như chìm đắm vào những thước phim cổ trang tưởng rằng chẳng khi nào có ở đời thực.

Đặc sản Cao Bằng có gì ngon?

Nằm khâu Cao Bằng

Nằm Khâu Cao Bằng

Đây là một trong những món ăn đặc sản của người dân miền cao - không thể thiếu trong mâm cỗ của người Tày. Để làm ra món ăn này, người ta chế biến từ thịt ba chỉ cùng khoai kèm với những hương liệu từ núi rừng. Món ăn có vẻ khá ngậy đối với người miền xuôi nếu ăn chưa quen, nhưng chỉ cần thưởng thức một lần, du khách đi tour Cao Bằng có thể phải thương nhớ đến cả đời.

Cá trầm hương

Cá trầm hương là một loại cá khó có thể kiếm được ở miền xuôi. Bởi những con cá này thường ăn rễ cây trầm hương mọc ở ven sông Quây Sơn, nên thịt cá có vị trầm ngon khó cưỡng.

Cá trầm hương Cao Bằng

Từ loài cá này, người ta dễ dàng chế biến thành nhiều món khác nhau, trong đó phải kể đến cá trầm hương nướng vô cùng thơm ngon và dễ ăn. Cá sau khi đánh bắt từ sông được làm sạch rồi thêm một vài loại gia vị, hương liệu rồi được gói gọn trong lớp lá chuối. Người ta nướng cá trên ngọn lửa hồng cho đến khi ngửi thấy mùi trầm thơm nức thì có nghĩa là cá đã chín. Ăn cá kèm với nước mắm nguyên chất để cảm nhận vị trầm trên từng thớ thịt, ngon xuất sắc.

Vịt quay bảy vị

![tour cao bằng thác bản giốc](https://kenvintravel.com.vn/uploads/images/blog/admin/2024/02/25/kinh-nghiem-du-lich-thac-ban-gioc-202

1