Chùa Hương: Kinh nghiệm du lịch đáng giá tại ngôi chùa linh thiêng

CEO Kenvin LK
Chùa Hương - biểu tượng tâm linh nổi tiếng nằm ngay ngoại ô Hà Nội. Nếu bạn đang dự định ghé thăm, đừng bỏ qua những kinh nghiệm du lịch quý giá dưới đây. 1....

Dịch vụ cho thuê xe chuyên nghiệp tại Adavigo

chùa hương - biểu tượng tâm linh nổi tiếng nằm ngay ngoại ô Hà Nội. Nếu bạn đang dự định ghé thăm, đừng bỏ qua những kinh nghiệm du lịch quý giá dưới đây.

1. Chùa Hương nằm ở đâu?

Chùa Hương, còn được gọi là Hương Sơn, tọa lạc tại xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội. Đây là một trong những quần thể văn hóa - tôn giáo nổi tiếng nhất Việt Nam với nhiều đền chùa, đình thờ cúng tín ngưỡng.

Nơi đây có hàng chục ngôi chùa thờ Phật và các ngôi đền linh thiêng tọa lạc từ chân núi Hương Tích đến đỉnh núi. Trung tâm của quần thể là chùa Trong nằm phía trong động Hương Tích.

Chùa Hương không chỉ là một điểm tham quan nổi tiếng mà còn là một di sản lịch sử văn hóa, tín ngưỡng nổi tiếng của thủ đô Hà Nội và cả nước Việt Nam. Đặc biệt, vào dịp đầu năm, nhiều du khách đến chùa Hương để cầu bình an cho gia đình.

2. Cẩm nang du lịch chùa Hương đầy đủ

2.1. Chùa Hương cách Hà Nội bao xa? Nên di chuyển bằng cách nào?

Chùa Hương cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 55 km. Nếu đi từ Hà Nội, bạn có nhiều phương tiện lựa chọn như xe máy, ô tô, xe bus,... Tùy thuộc vào nhu cầu và mục đích du lịch, bạn có thể chọn phương tiện phù hợp nhất.

2.1.1. Đi chùa Hương bằng xe máy

Nếu bạn chọn xe máy, bạn có thể đi theo tuyến đường sau:

Nguyễn Trãi, Thanh Xuân -> Hà Đông -> ngã ba Ba La -> Vân Đình -> Chùa Hương

Lưu ý: Khi di chuyển bằng xe máy, hãy sử dụng Google Maps để dễ dàng đến Chùa Hương. Đồng thời, đảm bảo mang theo giấy tờ xe và đội mũ bảo hiểm để an toàn.

2.1.2. Đi chùa Hương bằng ô tô

Nếu có ô tô cá nhân hoặc thuê ô tô riêng, bạn có thể đi theo tuyến đường cao tốc:

Pháp Vân, Cầu Rẽ -> Đồng Văn -> Quốc lộ 38 -> chợ Dầu -> Chùa Hương

2.1.3. Di chuyển bằng xe bus

Đối với bạn muốn tiết kiệm chi phí, có thể chọn xe bus. Hiện nay, có các chuyến xe từ trung tâm Hà Nội đi chùa Hương như:

  • Tuyến bus 211 (từ bến xe Yên Nghĩa đi Tế Tiêu)
  • Tuyến bus 78 (từ bến xe Mỹ Đình đi Tế Tiêu)
  • Tuyến bus 75 (từ bến xe Yên Nghĩa đi Tế Tiêu)

3.2. Du lịch chùa Hương nên đi tháng mấy?

Chùa Hương có không gian hòa quyện giữa núi cao và nước xanh, mang đến thời tiết mát mẻ quanh năm. Bạn có thể đến bất kỳ thời điểm nào trong năm. Tuy nhiên, lễ hội chùa Hương là lễ hội lớn nhất miền Bắc, nên thời điểm này có nhiều du khách đến tham quan và ngắm cảnh đầu năm.

Tháng 1-3 là thời điểm diễn ra nhiều lễ hội. Theo kinh nghiệm du lịch chùa Hương, vào những tháng mùa xuân từ tháng 1-3 Âm lịch là thời điểm du khách đến tham quan và vãn cảnh nhiều nhất. Đặc biệt, giai đoạn từ rằm tháng giêng đến giữa tháng 2 Âm lịch là cao điểm của mùa hành hương đầu năm.

Cuối tháng 3 Âm lịch là mùa hoa gạo đỏ rực hai bờ suối Yến. Bạn có thể chọn thời điểm này cho chuyến du lịch chùa Hương của mình. Ngoài ra, các tháng cuối năm như tháng 9, 10, 11, 12 cũng là thời điểm lý tưởng để bạn hành hương lễ chùa và thả hồn trong không gian yên bình.

3.3. Bảng giá vé tham quan và cáp treo chùa Hương 2023

Trong năm 2023, giá vé chùa hương không thay đổi so với năm 2022. Các giá vé bao gồm:

  • Vé tham quan: 80.000 VND/người (bao gồm vé vào 21 điểm di tích tại chùa Hương).
  • Vé đò: 50.000 VND/người (bao gồm lượt vào và lượt ra). Vé đò áp dụng cho tuyến tham quan Đền Trình - chùa Thiên Trù - động Hương Tích. Riêng tuyến Tuyết Sơn, Long Vân có giá vé đò, thuyền là 35.000 VND/người.
  • Vé cáp treo: 180.000 VND/vé người lớn và 120.000 VND/vé trẻ em.

Đối với trường hợp đặc biệt như thương binh hạng đặc biệt và trẻ em cao dưới 1,1 m, miễn phí vé.

4. Điểm tham quan nổi bật tại chùa Hương

Để khám phá đầy đủ tất cả ngôi chùa tại chùa Hương, bạn sẽ mất từ 2 - 3 ngày. Theo kinh nghiệm du lịch chùa Hương, bạn nên đi theo tuyến sau:

4.1. Tuyến Hương Tích

Dù bạn đi bằng phương tiện gì, trước tiên hãy đến bến Đục để bắt đầu hành trình du lịch chùa Hương. Đây là "cửa ngõ" để bạn hành hương đến nơi linh thiêng.

Hành trình: Đền Trình - chùa Thiên Trù - động Tiên Sơn - chùa Giải Oan - đền Trần Song - động Hương Tích - chùa Hinh Bồng.

4.2. Tuyến Tuyết Sơn

Để đến tuyến Tuyết Sơn, bạn có thể đi bộ đến bến đò Tuyết Sơn, sau đó thuê đò để tham quan. Cách khác là sau khi vào chùa Thiên Trù, rẽ trái và đi về phía Nam khoảng 4 km để đến khu Tuyết Sơn. Đây là một quần thể đẹp thứ hai sau động Hương Tích.

Hành trình: Chùa Bảo Đài - động Chùa Cá - động Tuyết Sơn.

4.3. Tuyến Long Vân

Sau khi đặt lễ tại đền Trình, xuống đò và bạn sẽ thấy dòng suối rẽ đôi. Phía trái là đường vào động và chùa Long Vân. Chùa nằm trên sườn núi, một nửa ẩn sau núi Ân Sơn, một nửa lộ ra giữa rừng xanh biếc.

Hành trình: Chùa Long Vân - động Long Vân - hang Sũng Sàm.

5. Những lưu ý quan trọng

5.1. Đi chùa Hương nên mặc gì?

Khi đến các điểm linh thiêng, hãy chọn trang phục lịch sự, kín đáo, tránh ăn mặc phản cảm. Hãy chọn quần áo tối màu, có cổ, quần dài, áo dài hoặc đồ lam.

Ngoài ra, khi đi bộ và leo bậc nhiều, hãy chọn giày vải mềm để di chuyển thoải mái.

5.2. Chuẩn bị trước khi đi

Cửa chùa Hương có nhiều gian hàng bán lễ hương và bánh trái. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm du lịch chùa Hương, bạn nên chuẩn bị trước để tránh bị ép giá và sắm đầy đủ lễ và đồ cần thiết.

ADAVIGO - Xứng tầm đẳng cấp 🌐 http://adavigo.com/ 🏤 Hà Nội: Số 289A Khuất Duy Tiến, Q. Cầu Giấy 🏤 Phú Quốc: Số 72 Trần Hưng Đạo, P. Dương Đông 🏤 Hồ Chí Minh: Số 51 Võ Văn Tần, P. Võ Thị Sáu, Q. 3 📲 Hotline P.KD: 0936 191 192 📲 Hotline VP Phú Quốc: 0902 161 162

1