Cách làm vịt nấu chao không khó, yêu cầu đối với món ăn này là thịt vịt phải mềm giữ được độ ngọt, tươi của thịt. Phần khoai môn dẻo thơm bùi bùi, nước cháo béo béo ăn rất đậm đà.
Để giúp bạn làm thành công món ngon từ vịt này, Bếp Eva sẽ giới thiệu 5 cách làm vịt nấu chao theo kiểu miền Bắc, miền Nam, miền Tây và dành riêng cho người ăn chay. Cùng tham khảo nhé.
Hướng dẫn chọn nguyên liệu làm chao vịt
Những nguyên liệu được lựa chọn để làm vịt nấu chao cần hết sức chỉn chu để tránh phá hỏng hương vị của món ăn.
1. Đối với thịt vịt
Khi mua vịt bạn nên chọn những con có đặc điểm sau:
- Vịt không quá gầy cũng không quá béo. Nên chọn vịt đã trưởng thành, đừng chọn vịt già vì thịt dai, vịt non nhiều lông măng, thịt nhão.
- Chọn vịt đực thịt sẽ dày và chắc hơn.
- Quan sát phao câu và ức của vịt, nếu thấy phần này to đều thì đó là vịt ngon.
- Cầm vịt trên tay thấy ức và lườn nở đều, nặng tay thì con vịt đó sẽ dày thịt.
- Phần mỏ của vịt non thường sẽ to và mềm, còn vịt già sẽ nhỏ và cứng. Bạn nên chọn vịt có mỏ vừa phải.
- Ưu tiên vịt đực vì thịt sẽ thơm và dày hơn.
2. Mua chao
Chao hiện nay có 2 loại chính là chao đậu hũ và chao môn. Chao hũ sẽ có chao nước và chao khô. Thường chao khô sẽ cứng, béo và mùi nặng hơn chao nước. Với chao môn thì chia thành chao tiêu (chao trắng) và chao đỏ. Loại chao này rất được ưa thích vì không có mùi nặng, khi ăn cảm nhận được vị béo ngọt, thơm mùi rất đặc trưng.
Chao để lâu ngày sẽ ngon hơn chao mới
Khi mua chao, bạn nên chọn những thương hiệu uy tín. Ưu tiên chao được đựng trong các hũ thủy tinh thay vì nhựa hoặc inox. Chao càng để lâu thì càng ngon. Để nhận biết chao mới hay đã lâu ngày, bạn có thể quan sát chao. Thường chao làm lâu sẽ nổi lên trên, có độ sẫm màu, lúc này bạn có thể đem đi chế biến các món ăn được rồi.
3. Xử lý khoai môn
- Hình dáng: Nên mua khoai còn dính đất ẩm vì đó là khoai mới, tránh chọn củ có nấm mốc hoặc bị rộp.
Khoai môn có màu trắng đục, vân tím là khoai ngon - Khối lượng: Chọn những củ khoai môn nhẹ sẽ có lượng tinh bột cao, khi nấu lên khoai bở, dẻo, thơm bùi. Những củ khoai nặng bên trong sẽ nhiều nước, ăn nhạt và hay bị sượng.
- Màu sắc: Khoai ngon sẽ có màu trắng ngà xen lẫn đường vân tím nhạt.
Cách làm vịt nấu chao miền Tây ngon trọn vị
Mùi thơm từ nước dùng nấu với chao, vị ngon ngọt từ thịt vịt cùng sự mềm dẻo của khoai môn đã làm nên món ăn đầy hấp dẫn, mang đậm nét dân dã của miền Tây.
1. Nguyên liệu làm vịt nấu chao (4 người ăn)
- Thịt vịt: 1,5kg
- Khoai môn: 500g
- Chao đỏ 5 viên, chao trắng 3 viên
- Nước dừa xiêm: 1 quả (330ml)
- 3 củ hành tím
- 3 quả ớt tươi
- 5 tép tỏi
- 1 củ gừng
- 3 cây sả
- Gia vị nấu: Muối, đường, bột ngọt, hạt nêm, hạt tiêu, dầu ăn, sa tế, nước mắm
- Rau ăn vịt nấu chao: Rau muống, cải thảo, cải thìa và lá tía tô (rau sống tùy thích)
- 500g bún tươi
Các nguyên liệu nấu chao vịt
2. Chi tiết cách nấu vịt nấu chao đơn giản
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
- Làm sạch và khử hôi vịt bằng cách rắc đều muối lên vịt rồi dùng tay chà xát sau đó rửa sạch lại với nước, để ráo rồi chặt vịt thành từng miếng vừa ăn, để vào tô.
- Khoai môn cạo vỏ, bổ thái miếng vừa rồi cho ngâm nước muối 20 phút cho hết nhựa rồi rửa lại với nước sạch, để ráo.
- Sả cắt bỏ phần bẹ già, lá và gốc rễ, rửa sạch rồi cắt khúc khoảng 2 lóng tay.
- Gừng gạo vỏ đập dập
- Tỏi, hành tím bóc vỏ đập dập băm nhỏ để riêng. Ớt bỏ hạt băm nhỏ
- Rau sống nhặt bỏ lá úa, cọng già rồi rửa sạch, để ráo nước, cắt khúc vừa ăn.
Bước 2: Cách ướp vịt nấu chao ngon
- Lấy 3 viên chao trắng, 3 viên chao đỏ và 2 muỗng canh nước của chao cho vào bát, dùng thìa dầm nhuyễn.
- Tiếp theo, cho vào tô đựng thịt vịt 2 thìa cà phê đường, 1 thìa cà phê muối, 1 thìa cà phê bột ngọt, 1 thìa cà phê hạt nêm, một chút hạt tiêu, ớt băm, một nửa hành tỏi băm sau đó trộn đều lên, sau đó đổ phần chao đã dầm nhuyễn vào rồi dùng tay trộn đều để vịt ngấm kỹ gia vị.
- Vịt ướp để ngấm gia vị trong 1 tiếng.
Lưu ý: Chao đã có vị mặn, khi tẩm ướp nên cho gia vị vừa phải tránh mặn quá không ăn được.
Ướp thịt vịt nấu chao ngon trong 60 phút
Bước 3: Chiên khoai môn Trong lúc chờ thịt vịt ngấm gia vị, chiên khoai môn trước để tạo độ dẻo thơm khi nấu
Bắc chảo lên bếp, cho 1 thìa canh dầu ăn vào đun nóng sau đó cho khoai môn vào chiên hơi vàng các mặt sau đó gắp ra để riêng. Không cần chiên chín kỹ vì nấu sẽ bị nát.
Chiên khoai môn để thêm độ dẻo ngon khi nấu
Bước 4: Nấu vịt nấu chao
- Bắc nồi lên bếp, đổ một muỗng canh dầu ăn rồi đun nóng, cho số hành tím băm, tỏi băm còn lại vào phi thơm lên thì cho thịt vịt đã ướp vào xào.
- Xào khoảng 5 phút đến khi thịt vịt săn lại thì đổ 330ml nước dừa tươi và 500ml nước lọc vào, đun sôi trong 15 phút.
Sau khoảng 15 phút, bạn cho khoai môn vào, nấu thêm 5 phút nữa rồi nêm nếm sao cho vừa miệng là được sau đó tắt bếp.
Xào thịt vịt săn lại rồi thêm nước
Bước 5: Hoàn thành và thưởng thức vịt nấu chao
- Trần qua bún với nước nóng rồi để ráo nước.
- Đặt nồi lẩu lên bếp, đổ chao vịt một lượng vừa phải vào nồi rồi bật chế độ lẩu, đun sôi nhẹ.
- Lấy lượng bún vừa ăn cho ra bát, múc thêm nước dùng, vịt và khoai môn, nhúng rau vào nồi sau đó gắp ăn kèm. Chấm nước chấm chao thơm ngon tuyệt hảo.
Món vịt nấu với chao đã xong, thơm ngon màu hấp dẫn
Vịt nấu chao kiểu miền Nam không chỉ có hương vị đậm đà, mang nét dân dã Nam Bộ mà còn khiến nhiều người mê mẩn, ăn hoài không chán.
1. Nguyên liệu nấu chao vịt
- Vịt đã làm sạch: 1 con (khoảng 1.5 - 2kg)
- Khoai môn: 400g
- Dừa tươi: 1 quả
- Chanh tươi: 1 quả
- Chao đỏ/chao trắng: 5 viên
- Gừng tươi, nghệ tươi, hành khô, tỏi khô, hành lá
- Rượu trắng
- Sa tế
- Gia vị khác: Muối, đường, bột canh, mì chính, nước mắm
- Rau ăn vịt nấu chao: Rau muống, tần ô, cải xanh…
2. Chi tiết cách nấu vịt nấu chao miền Nam theo từng bước
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
- Vịt mua về bạn rửa sạch rồi dùng gừng, muối chà xát trên bề mặt thịt vịt sau đó rửa lại với nước để khử đi mùi tanh.
Thịt vịt rửa sạch, khoai môn bổ miếng
- Gừng, nghệ tươi cạo vỏ đập dập, băm nhỏ. Tỏi, hành tím bóc vỏ băm nhuyễn. Hành lá nhặt sạch, thái nhỏ.
- Khoai môn gọt vỏ, rửa sạch, bổ miếng vừa ăn. Thái khoai xong bạn nên cho ngay vào nước như thế miếng khoai sẽ không bị thâm.
Bước 2: Ướp thịt vịt, chiên khoai môn
- Cho vịt vào bát tô lớn rồi nêm: Mì chính, hạt tiêu, gừng, nghệ băm, sa tế, bột nêm, chao và dùng tay trộn đều để thịt thấm gia vị. Ướp vịt trong khoảng 20 - 30 phút.
Bước 3: Nấu vịt nấu chao
-
Bắc nồi lên bếp, thêm vào đây 1 chút dầu ăn. Đợi dầu nóng, thả hành, tỏi vào phi thơm.
-
Trút thịt vịt đã ướp vào xào cho thịt săn lại thì đổ nước dừa. Đậy vung vặn nhỏ lửa và đun sôi chừng 20 phút thì thêm khoai môn.
-
Bạn hầm cho tới khi khoai chín, mềm thì tắt bếp và múc ra tô.
**Bước 4