Ẩm thực

6 công thức chuẩn cách làm lẩu vịt ngon đơn giản nhất

CEO Kenvin LK

Trong mùa đông lạnh giá, nadao của nồi lẩu ngập tràn mùi hương hấp dẫn đã trở thành một truyền thống của nhiều gia đình. Nhưng nếu bạn đã chán ngấy với những món lẩu...

Trong mùa đông lạnh giá, nadao của nồi lẩu ngập tràn mùi hương hấp dẫn đã trở thành một truyền thống của nhiều gia đình. Nhưng nếu bạn đã chán ngấy với những món lẩu quen thuộc như lẩu thái, lẩu riêu cua bắp bò hay lẩu nấm, cũng đừng lo lắng. Hãy thử làm một vài cách làm lẩu vịt ngon để tạo sự đa dạng cho bữa ăn gia đình. Dưới đây là tổng hợp các cách làm lẩu vịt ngon nhất, chuẩn vị nhất mà bạn không nên bỏ qua.

I. Cách làm lẩu vịt om sấu miền Bắc

Món lẩu vịt om sấu có nguyên liệu đặc trưng là trái sấu tươi - một loại trái chỉ xuất hiện vào mỗi mùa hè ở Hà Nội. Vì vậy, món này thường chỉ có ở miền Bắc. Lẩu vịt om sấu có hương vị chua thanh của sấu và vị béo ngậy của thịt vịt, hòa quyện cùng gia vị được nêm nếm vừa vặn. Nồi lẩu nóng hổi trở nên hấp dẫn vô cùng trong ngày đông mưa rét. Dưới đây là hướng dẫn làm lẩu vịt om sấu:

Nguyên liệu

- Nguyên liệu chế biến nước lẩu:

  • Vịt: 1 con. Nếu có thể, nên chọn vịt xiêm vì thịt vịt xiêm mềm và ít hôi hơn các loại khác, dễ tạo ra thành phẩm chuẩn vị hơn.
  • Sấu: 10 quả. Nên chọn sấu có vỏ ngoài sần sùi, vỏ xanh vì đó là những quả có cùi thịt dày. Sấu có nhiều thịt sẽ tạo được vị chua thơm và thanh hơn nhiều so với sấu già.
  • Khoai sọ: 500gr
  • Ngò gai: 10 cọng
  • Đường: 1 muỗng cà phê
  • Sả: 5 củ
  • Hành tím: 5 củ
  • Tiêu: 1 muỗng cà phê
  • Muối: 1 muỗng canh
  • Gừng: 1 củ

- Rau ăn lẩu vịt om sấu (số lượng tùy theo số người ăn):

  • Rau rút, rau muống
  • Bún tươi, mì
  • Cơm trắng

Cách làm lẩu vịt om sấu ngon nhất

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

  • Rau rút, rau muống: nhặt sạch, ngâm với nước muối pha loãng trong 5 phút rồi rửa sạch, để ráo.
  • Sấu: cạo sạch vỏ, khứa nhiều đường bên ngoài rồi ngâm trong chén nước để không bị thâm.
  • Khoai sọ: gọt vỏ, rửa sạch, xắt khúc vừa ăn.
  • Ngò gai: rửa sạch, để ráo, cắt khúc.
  • Sả, gừng, hành tím: rửa sạch, để ráo, đập dập, băm nhỏ.

Bước 2: Ướp thịt vịt

  • Làm sạch vịt. Để vịt hết mùi hôi, bạn hãy chà xát vịt với muối hoặc rửa với rượu trắng pha nước gừng, hay chanh, giấm gạo. Sau đó rửa lại với nước lạnh, chặt vịt thành từng miếng bé vừa ăn.
  • Ướp thịt vịt với hỗn hợp: sả + ½ số gừng + ½ số hành tím + ½ muỗng canh muối + ½ muỗng cà phê tiêu + 1 muỗng cà phê đường. Ướp trong vòng 30 phút.

Bước 3: Cách làm nước dùng lẩu vịt ngon

  • Bắc nồi lên bếp, cho dầu ăn vào, phi thơm vàng số gừng và hành còn lại.
  • Khi hành đã dậy mùi thì cho vịt đã ướp vào xào săn.
  • Đổ 1 lít nước lọc vào nồi, đậy kín nắp, vặn lửa nhỏ, nấu 30 phút cho thịt vịt chín mềm.
  • Sau 30 phút bạn cho sấu và khoai sọ vào, đậy nắp lại.
  • Om thêm 15 phút nữa thì nếm thử vị lẩu và nêm nếm cho hợp khẩu vị rồi tắt bếp, cho ngò gai vào đậy nắp là xong.

Yêu cầu thành phẩm

  • Nước lẩu có lớp váng mỡ vịt vàng nhẹ, không quá đậm đặc.
  • Vịt nấu lẩu chua thơm mùi sấu và vịt béo.
  • Thịt vịt dai, chắc, ngấm nghía các loại gia vị, không bị hôi.

Bên cạnh cách chế biến này, bạn còn có thể nấu lẩu theo cách làm lẩu vịt om sấu nước dừa. Đừng lo lắng rằng vị béo ngậy của nước dừa sẽ khiến món ăn bị ngấy vì thực chất, vị chua của sấu đã rất thanh mát, vịt lại có tính hàn. Vậy nên nếu thêm nước dừa thì món ăn chỉ càng thêm phong phú chứ không ảnh hưởng gì hết. Cách làm lẩu vịt om sấu với nước dừa cũng rất đơn giản. Bạn chỉ cần thực hiện các thao tác như trên và thêm nước dừa ở khâu om vịt cho vừa miệng là xong. Cách nấu lẩu vịt miền Bắc này đảm bảo sẽ khiến gia đình bạn phải “xuýt xoa” vì ngon đấy!

II. Cách nấu lẩu vịt măng chua cay

Các món ăn chua cay thích hợp vào mùa đông. Vì vậy, món lẩu vịt măng với vị chua, cay đậm đà hoàn toàn có thể “hạ gục” bất kì ai vào ngày gió đông về. Cách nấu lẩu vịt măng tươi cực đơn giản như sau:

Nguyên liệu làm lẩu vịt

- Nguyên liệu nấu nước lẩu

  • Vịt: 1 con
  • Măng chua: 500gr
  • Sả: 2 củ
  • Ớt tươi: 1 trái
  • Ớt bột: 1 muỗng cà phê
  • Ngò gai: 5 cọng
  • Bột nghệ: 1 muỗng cà phê
  • Tỏi: 4 tép
  • Nước dừa: 1 trái
  • Dầu ăn: 3 muỗng cà phê

- Nguyên liệu nhúng

  • Măng chua
  • Bắp chuối, rau muống, cải thảo
  • Đậu phụ, khoai môn
  • Bún hoặc mì tùy ý

Cách nấu lẩu vịt măng cay ngon

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

  • Sả, ngò, tỏi, ớt: làm sạch, xắt nhỏ thành miếng hoặc thành khúc.
  • Sơ chế vịt tương tự như đã nêu ở mục 1: “cách nấu lẩu vịt om sấu ngon nhất’’

Bước 2: Sơ chế nguyên liệu nhúng lẩu

  • Bắp chuối: bào ra và ngâm trong chậu nước lạnh + ½ quả chanh.
  • Rau muống, cải thảo: nhặt sạch, ngâm nước muối.
  • Đậu phụ rửa nhẹ tay, cắt thành từng miếng vuông.
  • Khoai môn gọt, rửa sạch, cắt khúc nhỏ vừa ăn. Bắc chảo dầu lên bếp xào săn khoai lại để khi nhúng lẩu khoai giòn và không bị bở.

Bước 3: Xào thịt vịt

  • Bắc nồi lên bếp, cho dầu ăn vào phi sả, tỏi, ớt tươi cho tới khi chuyển màu thì đổ ớt bột và nghệ vào đảo lên khoảng 30 giây
  • Cho măng chua vào xào sơ
  • Xào săn thịt vịt cùng hỗn hợp trên

Bước 4: Nấu nước lẩu vịt

  • Đổ nước dừa vào. Khi lẩu sôi, nêm 1 muỗng cà phê bột ngọt +1 muỗng canh hạt nêm + ½ muỗng canh nước mắm.
  • Đậy nắp, vặn lửa nhỏ, nấu thêm 20 phút cho thịt vịt chín mềm thì tắt bếp, rắc ngò gai lên là xong.

Yêu cầu thành phẩm

  • Nước lẩu có lớp váng mỡ vịt vàng nhẹ, không quá đậm đặc.
  • Vịt nấu lẩu chua thơm mùi sấu và vịt béo.
  • Thịt vịt dai, chắc, ngấm nghía các loại gia vị, không bị hôi.

Bên cạnh cách chế biến này, bạn còn có thể nấu lẩu theo cách làm lẩu vịt om sấu nước dừa. Đừng lo lắng rằng vị béo ngậy của nước dừa sẽ khiến món ăn bị ngấy vì thực chất, vị chua của sấu đã rất thanh mát, vịt lại có tính hàn. Vậy nên nếu thêm nước dừa thì món ăn chỉ càng thêm phong phú chứ không ảnh hưởng gì hết. Cách làm lẩu vịt om sấu với nước dừa cũng rất đơn giản. Bạn chỉ cần thực hiện các thao tác như trên và thêm nước dừa ở khâu om vịt cho vừa miệng là xong. Cách nấu lẩu vịt miền Bắc này đảm bảo sẽ khiến gia đình bạn phải “xuýt xoa” vì ngon đấy!

III. Cách nấu chao vịt nhúng rau muống

Vịt và rau muống là những nguyên liệu thơm ngon đậm chất Việt Nam. Hai nguyên liệu này khi kết hợp với nhau tạo ra hương vị độc đáo. Hãy cùng xem cách nấu lẩu vịt nấu chao chuẩn miền Tây nhé!

Nguyên liệu

  • Chao vịt nhúng rau muống có cách nấu tương đối đơn giản nhưng cần khá nhiều nguyên liệu. Bạn cần chuẩn bị những thứ sau (khẩu phần 3-4 người ăn):
  • Nửa con vịt
  • Chao trắng 2 viên, chao đỏ 2 viên
  • Khoai môn: 2 củ
  • Dừa: 1 quả
  • Sả: 2 nhánh
  • Hành, tỏi khô: 4 củ
  • Chanh, gừng, rượu trắng
  • Dầu điều: 2 muỗng
  • Rau ăn lẩu vịt nấu chao: Rau muống, bún tươi (số lượng tùy theo sở thích và số người ăn)
  • Gia vị: mắm, muối, hạt nêm, hạt tiêu

Cách nấu chao vịt nhúng rau muống

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

  • Sả, ngò, tỏi, ớt: làm sạch, xắt nhỏ thành miếng hoặc thành khúc.
  • Sơ chế vịt tương tự như đã nêu ở mục 1: “cách nấu lẩu vịt om sấu ngon nhất’’

Bước 2: Sơ chế nguyên liệu nhúng lẩu

  • Bắp chuối: bào ra và ngâm trong chậu nước lạnh + ½ quả chanh.
  • Rau muống, cải thảo: nhặt sạch, ngâm nước muối.
  • Đậu phụ rửa nhẹ tay, cắt thành từng miếng vuông.
  • Khoai môn gọt, rửa sạch, cắt khúc nhỏ vừa ăn. Bắc chảo dầu lên bếp xào săn khoai lại để khi nhúng lẩu khoai giòn và không bị bở.

Bước 3: Xào thịt vịt

  • Bắc nồi lên bếp, cho dầu ăn vào phi sả, tỏi, ớt tươi cho tới khi chuyển màu thì đổ ớt bột và nghệ vào đảo lên khoảng 30 giây
  • Cho măng chua vào xào sơ
  • Xào săn thịt vịt cùng hỗn hợp trên

Bước 4: Nấu nước lẩu vịt

  • Đổ nước dừa vào. Khi lẩu sôi, nêm 1 muỗng cà phê bột ngọt +1 muỗng canh hạt nêm + ½ muỗng canh nước mắm.
  • Đậy nắp, vặn lửa nhỏ, nấu thêm 20 phút cho thịt vịt chín mềm thì tắt bếp, rắc ngò gai lên là xong.

Yêu cầu thành phẩm

  • Thịt vịt không còn mùi tanh mà thơm cay vị hoa hồi, ớt tươi. Nước lẩu sâm sấp mặt thịt. Vị lẩu đậm đà, thơm ngon. Có thể nhúng rau, mì, bún để ăn kèm.

Tổng kết

Bên cạnh các cách làm lẩu vịt trên, bạn còn có thể chế biến theo các cách khác như cách nấu lẩu vịt quay, lẩu vịt thuốc bắc, lẩu vịt chua cay. Nhiều người muốn tìm cách chế biến lẩu vịt ăn kèm thịt gì khác để có thể đa dạng các loại thịt trong lẩu. Tùy theo món ăn và công thức, bạn có thể chọn thịt bò, tôm, ngao hoặc trứng vịt lộn để ăn cùng thịt vịt.

Trên đây là các cách làm món lẩu vịt ngon nhất, phù hợp với tiết trời mùa đông miền Bắc. Hi vọng các chị em nội trợ có thể tham khảo cách nấu lẩu vịt ngon đơn giản, giúp gia đình có một bữa ăn tại gia ấm cúng và sum vầy.

1