Xem thêm

Hướng dẫn xin visa du lịch Hàn Quốc tự túc 2023 chi tiết, mới nhất

CEO Kenvin LK
Những cảnh quan tươi đẹp, văn hóa đa dạng và ẩm thực tuyệt vời của Hàn Quốc đã làm cho đất nước này trở thành một điểm đến hấp dẫn cho nhiều du khách trên...

Những cảnh quan tươi đẹp, văn hóa đa dạng và ẩm thực tuyệt vời của Hàn Quốc đã làm cho đất nước này trở thành một điểm đến hấp dẫn cho nhiều du khách trên khắp thế giới. Nếu bạn đang có kế hoạch khám phá xứ sở Kim Chi thú vị này, việc xin visa kenvin Hàn Quốc chắc chắn là một phần quan trọng trong hành trình của bạn. Vậy xin visa du lịch hàn quốc có khó không? Đừng lo lắng, bài viết hướng dẫn làm visa du lịch Hàn Quốc tự túc này sẽ giúp bạn. Hãy cùng chúng tôi bắt đầu cuộc hành trình này!

Visa Hàn Quốc là gì?

Visa Hàn Quốc

Visa Hàn Quốc là một loại giấy phép hoặc dấu trên hộ chiếu cho phép người nước ngoài nhập cảnh và lưu trú tại Hàn Quốc cho mục đích cụ thể như du lịch, công tác, học tập hoặc thăm thân. Visa này là một yếu tố quan trọng để bạn có thể nhập cảnh và thực hiện các hoạt động tại Hàn Quốc trong thời gian quy định theo loại visa cụ thể.

Từ ngày 01/07/2020, Hàn Quốc ngừng cấp visa dán trên hộ chiếu. Thay vào đó, các trường hợp được cấp visa Hàn Quốc sẽ không dán nhãn dán vào hộ chiếu mà thay bằng cấp Giấy xác nhận cấp thị thực (Visa Grant Notice). Giấy xác nhận này sẽ được giao nhận tại KVAC - Trung tâm đăng ký visa Hàn Quốc.

Dựa vào thời hạn và mục đích của visa mà có thể chia visa Hàn Quốc thành các loại như sau:

  • Nhóm visa Hàn Quốc lưu trú ngắn hạn tại Hàn Quốc

    • C-1 (visa phóng viên tạm trú): Loại visa mà cơ quan lãnh sự cấp cho phóng viên tới Hàn Quốc công tác.
    • C-2 (visa thương mại ngắn hạn): Loại visa mà cơ quan lãnh sự cấp để tới Hàn Quốc thực hiện thương mại.
    • C-3 (visa du lịch ngắn hạn): Loại visa lưu trú ngắn hạn cấp cho người đến Hàn với mục đích du lịch, thăm thân nhân, chữa bệnh…
    • C-4 (visa lao động ngắn hạn): Loại visa cấp cho lao động thời vụ với thời hạn 90 ngày.
  • Nhóm visa lưu trú dài hạn tại Hàn Quốc

    • D-1 (visa văn hóa/ nghệ thuật): Loại visa cấp cho những người đến Hàn Quốc để tham gia các hoạt động văn hóa, nghệ thuật phi lợi nhuận có thời hạn 2 năm.
    • D-2 (Du học): Dành cho sinh viên theo học các chuyên ngành cụ thể, thời hạn từ 6 tháng đến 1 năm, tùy chương trình.
    • D-3 (Đào tạo sản xuất): Dành cho đào tạo ngắn hạn tại các cơ sở đào tạo công nghiệp, thời hạn 1 năm.
    • D-4 (Đào tạo tổng hợp): Dành cho sinh viên học tiếng Hàn hoặc các khóa học trung cấp, nghề, thời hạn từ 6 tháng đến 1 năm.
    • D-5 (Phóng viên thường trú): Dành cho phóng viên làm việc lâu dài tại Hàn Quốc
    • D-8 (Hợp tác đầu tư): Dành cho thành lập doanh nghiệp nhỏ tại Hàn Quốc, thời hạn 2 hoặc 5 năm
    • D-9 (Hợp tác thương mại): Dành cho làm quản lý công ty, thương mại quốc tế, thời hạn 1 hoặc 2 năm
    • F-1 (Thăm thân): Dành cho thăm thân gia đình tại Hàn Quốc.
    • F-2 (Định cư): Visa định cư dài hạn có thời hạn 5 năm. Hết hạn visa F-2 bạn có thể xin chuyển sang visa F-5.
    • F-3 (Diện bảo lãnh): Dành cho người thân của người đã định cư tại Hàn Quốc, có thời hạn bằng thời hạn của người bảo lãnh.
    • F-5 (Định cư vĩnh viễn): Visa định cư vĩnh viễn
    • G-1: Dành cho người không thuộc vào bất kỳ nhóm visa nào ở trên.
  • Nhóm visa ngoại giao, công vụ

    • A-1 (Ngoại giao): Dành cho nhà ngoại giao, thời hạn là 3 tháng với những người đi công tác tạm thời.
    • A-2 (Công vụ): Dành cho công chức chính phủ và tổ chức quốc tế
    • A-3 (Hợp tác): Dành cho nhân viên quân đội, nhân viên dân sự quốc phòng và thầu dân sự, thời hạn là 2 năm hoặc 5 năm.
  • Nhóm visa dành cho người lao động

    • E-1 (Giáo sư): Dành cho người tham gia nghiên cứu và giảng dạy tại các trường đại học Hàn Quốc, thời hạn 5 năm.
    • E-2 (Giảng viên ngoại ngữ): Dành cho giảng viên dạy tiếng Anh, thời hạn 13 tháng.
    • E-3 (Nghiên cứu): Dành cho hoạt động nghiên cứu tại các viện nghiên cứu hoặc trường đại học
    • E-4 (Hỗ trợ kỹ thuật): Dành cho nghiên cứu hỗ trợ kỹ thuật.
    • E-5 (Chuyên gia): Dành cho lao động có chuyên môn, tay nghề cao.
    • E-6 (Nghệ thuật/ Giải trí): Dành cho người làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật và giải trí.
    • E-7 (Kỹ sư chuyên ngành): Dành cho lao động kỹ thuật có bằng cấp, thời hạn dài hạn.
    • H-1 (Lao động ngày lễ): Dành cho công dân một số quốc gia được phép làm việc trong thời gian nghỉ lễ, thời hạn 1 năm.
    • E-8 (visa lao động ngắn hạn): Dành cho những người muốn lao động thời vụ tại Hàn Quốc, thời hạn 5 tháng. Sau khi hết thời hạn này, nếu người lao động muốn làm việc tiếp thì người sử dụng lao động sẽ phải làm thủ tục gia hạn cho người lao động.
    • E-9 (visa lao động phổ thông): Dành cho những lao động có trình độ phổ thông làm việc tại Hàn Quốc thời gian dài.
    • E-10 (visa lao động trên tàu thuyền): Dành cho những người lao động trên tàu thuyền tại Hàn Quốc.

Visa du lịch Hàn Quốc là gì?

Visa du lịch Hàn Quốc

Visa du lịch Hàn Quốc là loại visa dành cho người muốn tham quan và du lịch tại Hàn Quốc với mục đích du lịch, tham quan, tham gia vào các hoạt động văn hóa, và thực hiện các hoạt động tương tự.

Hàn Quốc hiện có 5 loại chính cho visa nhập cảnh. Các loại visa ngắn hạn bắt đầu với chữ cái “C”. Các loại visa liên quan đến du lịch sẽ có chữ số “3”. Số cuối cùng trong mã visa sẽ phân loại chúng theo từng mục đích cụ thể khác nhau. Thực tế, visa C3 được xem là lựa chọn phổ biến và thuận tiện đối với người Việt Nam muốn đến Hàn Quốc. Thủ tục xin cấp visa C3 tương đối đơn giản và thời gian xét duyệt cũng không kéo dài quá lâu. Loại visa này phù hợp với những người muốn tới Hàn Quốc để thăm thân, du lịch, hoặc thực hiện công việc ngắn hạn. Hơn nữa, visa C3 Hàn Quốc còn cho phép những người đến xứ sở kim chi để tham gia các hoạt động như điều trị y tế, tham gia các sự kiện nghệ thuật, văn nghệ, hoặc thể thao. Visa C3 gồm những loại visa sau:

  • Visa C-3-1: Visa C3-1 Hàn Quốc là visa tổng hợp ngắn hạn bao gồm cả visa thăm thân
  • Visa C-3-2: Visa đoàn du lịch Hàn Quốc
  • Visa C-3-3: Visa du lịch chữa bệnh
  • Visa C-3-4: Visa công tác Hàn Quốc ngắn hạn
  • Visa C-3-5: Visa khách doanh nghiệp theo hợp đồng
  • Visa C-3-6: Visa khách doanh nghiệp diện bảo lãnh
  • Visa C-3-8: Visa du khách ngắn hạn (Hàn Kiều)
  • Visa C-3-9: Visa C3-9 Hàn Quốc là visa du lịch thông thường
  • Visa C-3-10: Visa quá cảnh trực tiếp
  • Visa C-3-11: Visa chuyển đổi thuyền viên

Visa du lịch Hàn Quốc có thời hạn bao lâu?

Visa du lịch Hàn Quốc có thời hạn bao lâu

Mỗi loại visa du lịch Hàn Quốc thường có thời hạn khác nhau, ta sẽ chỉ tìm hiểu loại visa du lịch Hàn phổ biến mà người Việt Nam hay xin. Đó là visa du lịch Hàn Quốc ngắn hạn (C-3-9) và visa đại đô thi (C-3-91). Visa du lịch ngắn hạn C-3-9 có thời hạn là 3 tháng, còn visa đại đô thị C-3-91 có thời hạn là 5 năm.

Để xin visa Đại đô thị bạn phải đáp ứng điều kiện: Nhập cảnh từ 4 lần trở lên trong vòng 2 năm gần đây. Hoặc nhập cảnh 10 lần trở lên và không có tiền sử cư trú bất hợp pháp hoặc các hành vi phạm tội khác trong thời gian lưu trú tại Hàn Quốc.

Visa du lịch Hàn Quốc được ở lại bao lâu?

Visa du lịch ngắn hạn C-3-9 có thời hạn 3 tháng, số lần nhập cảnh là 1 lần, mỗi lần được ở tối đa 30 ngày.

Còn đối với visa đại đô thị C-3-91 có thời hạn là 5 năm, có thể nhập cảnh nhiều lần, mỗi lần được ở lại tối đa 30 ngày.

Làm visa Hàn Quốc cần những gì?

Đối với visa du lịch ngắn hạn C-3-9

Bạn cần chuẩn bị một số giấy tờ sau, mọi giấy tờ cần được in trên khổ giấy A4 nhé:

  • Đơn xin cấp visa: Đây là bước đầu tiên quan trọng. Bạn có thể lấy mẫu đơn tại Đại sứ quán Hàn Quốc hoặc tải về từ trang web của họ. Lưu ý rằng đơn xin visa cần được viết bằng tiếng Anh hoặc tiếng Hàn.

  • Hộ chiếu: Hộ chiếu của bạn cần còn hạn ít nhất 6 tháng tính từ thời điểm bạn dự định nhập cảnh vào Hàn Quốc.

  • Thẻ căn cước hoặc chứng minh thư (Bản sao): Đây là để xác thực danh tính của bạn.

  • Ảnh thẻ: Cần một ảnh thẻ cỡ 3,5cm x 4,5cm với nền trắng. Lưu ý rằng ảnh phải đúng kích cỡ và màu sắc.

  • Hộ khẩu thường trú: Cần nộp sổ hộ khẩu gốc và bản dịch tiếng Anh hoặc tiếng Hàn kèm theo công chứng nhà nước.

  • Chứng minh khả năng tài chính:

    • Bạn cần cung cấp bản sao sổ tiết kiệm với số dư tối thiểu là 5.000 USD và đã gửi có kỳ hạn từ 3 tháng trở lên. Nếu sổ tiết kiệm chưa mở lâu thì bạn cần bổ sung giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc giấy đăng ký xe ô tô mang tên người xin visa.

    • Giấy xác nhận số dư tài khoản ngân hàng trong vòng 14 ngày tính từ ngày nộp hồ sơ.

    • Giấy xác nhận tiền lương trong 3 tháng gần đây do công ty xác nhận hoặc sao kê giao dịch tại ngân hàng.

    • Nếu bạn không đáp ứng được yêu cầu tài chính, bạn có thể chứng minh qua người thân, cung cấp giấy tờ chứng minh quan hệ gia đình và xác nhận từ chính quyền địa phương.

    • Trường hợp người đăng ký xin cấp thị thực là học sinh, trẻ vị thành niên dưới 18 tuổi hoặc người trên 18 tuổi nhưng vẫn phụ thuộc tài chính vào bố mẹ:

      ++ Giấy bảo lãnh tài chính

      ++ Hồ sơ chứng minh tài chính của bố mẹ: Sổ tiết kiệm kỳ hạn trên 1 tháng tối thiểu 110.000.000 VND; xác nhận số dư và sao kê

      ++ Giấy tờ công việc và sổ đỏ của bố mẹ

  • Giấy tờ chứng minh nghề nghiệp: Tùy thuộc vào tình trạng nghề nghiệp của bạn, bạn cần chuẩn bị các giấy tờ như hợp đồng lao động, giấy bổ nhiệm chức vụ, giấy xác nhận nghề nghiệp, và các tài liệu liên quan. Điều này có thể thay đổi tùy theo tình trạng công việc của bạn.

    • Trường hợp là người lao động: Hợp đồng lao động hoặc giấy chứng nhận đang làm việc. Có thể nộp thêm hồ sơ về quá trình đóng bảo hiểm xã hội (không phải điều kiện bắt buộc), giấy nghỉ phép có cam kết trở về sau khi kết thúc chuyến đi.

    • Trường hợp kinh doanh tư nhân: Giấy phép đăng ký kinh doanh, biên lai nộp thuế 3 tháng gần nhất (không cần dịch thuật công chứng), sao kê tài khoản công ty 3 tháng gần nhất.

    • Trường hợp là học sinh: Thẻ học sinh/sinh viên , giấy xác nhận kết quả học tập gần nhất ( bảng điểm, học bạ), giấy xin phép nghỉ học.

    • Trường hợp người đăng ký xin cấp thị thực là học sinh hoặc trẻ vị thành niên dưới 18 tuổi:

      ++Giấy đồng ý của bố mẹ đi du lịch 1 mình (cần xác nhận tại chính quyền địa phương)

      ++Giấy khai sinh đương đơn, giấy đăng ký kết hôn của bố mẹ, căn cước công dân của bố mẹ (có dịch thuật công chứng)

    • Trường hợp nếu người đăng ký xin cấp thị thực là sinh viên trên 18 tuổi nhưng phụ thuộc tài chính vào bố mẹ:

      ++ Giấy khai sinh đương đơn, đăng ký kết hôn của bố mẹ, căn cước công dân của bố mẹ (có dịch thuật công chứng)

    • Trường hợp là người về hưu: Giấy xác nhận lĩnh lương hưu, giấy chứng nhận nghỉ hưu, sổ bảo hiểm xã hội, sổ lĩnh lương hưu hàng tháng, nếu lĩnh lương qua tài khoản thì sao kê lương 03 tháng gần nhất.

    • Tr

1