Xem thêm

Cách Nấu Lẩu Cua Đồng Mồng Tơi Ngon Ngọt, Riêu Thơm Béo

CEO Kenvin LK
Chia sẻ bí quyết nấu lẩu cua đồng mồng tơi thơm ngon nhất cho ngày gió lạnh. Nước lẩu trong ngọt thanh, riêu cua thơm béo ngậy, rau tươi xanh giòn. Bạn có thể chuẩn...

lẩu cua mồng tơi

Chia sẻ bí quyết nấu lẩu cua đồng mồng tơi thơm ngon nhất cho ngày gió lạnh. Nước lẩu trong ngọt thanh, riêu cua thơm béo ngậy, rau tươi xanh giòn. Bạn có thể chuẩn bị thêm bắp bò, sườn sụn… để ăn cùng lẩu cua đồng.

cách nấu lẩu cua đồng

Nguyên liệu nấu lẩu cua đồng mồng tơi

  • Cua đồng: 500g
  • Sườn sụn: 500g
  • Thịt bò: 400g
  • Đậu phụ: 4 bìa
  • Cà chua: 2 quả
  • Dứa: 1 quả
  • Hành, tỏi, ớt
  • Giấm bỗng: nửa bát con
  • Rau ăn kèm: mồng tơi, nấm, bắp chuối, rau muống, tía tô, kính giới,…
  • Gia vị thông dụng

Cách chọn cua đồng ngon

Cua đồng thường chế biến nhiều món ngon và bổ dưỡng. Cua đồng thịt chắc, ngọt thịt, thơm còn cua nuôi thịt rỗng, ít thịt và ăn có vị mặn chát. Tuy nhiên, lượng cua đồng hiện nay không còn nhiều vì thế không phải ai cũng biết cách chọn được cua ngon. Bạn cần dựa vào một vài đặc điểm để có thể lựa chọn được cua đồng ngon nhất.

  • Chọn cua đồng có màu xám đục, mai cua không có độ bóng. Cua đồng khỏe, chạy rất nhanh, đủ chân đủ càng. Ngược lại cua nuôi thường yếu, để trong chậu thì cua ít bò và dễ bị rụng càng. cách chọn cua đồng ngon
  • Lật ngược cua lên, cua đồng cái sẽ có gạch màu vàng, vàng nhỏ. Còn cua nuôi gạch có màu xanh xám, càng to, gõ nhẹ vào càng nghe âm thanh rỗng thì nó ít thịt.
  • Phân biệt cua đực và cua cái: Cua đực có yếm nhỏ, hình tam giác còn cua cái yếm to, hình vuông. Nếu bạn muốn ăn nhiều gạch thì chọn cua cái, còn thích nhiều thịt thì chọn cua đực. Nếu dùng tay ấn nhẹ vào yếm thấy chắc, không bị bẹp thì đó là cua ngon nhiều thịt.
  • Nên ăn cua vào đầu và cuối tháng âm lịch thịt sẽ chắc và ngon hơn. Giữa tháng âm, cua thay vỏ nên bị ốm, thịt bở và ít không ngon.

Cách nấu lẩu cua đồng mồng tơi thơm ngon

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

  • Cua đồng: cho vào chậu nước, dùng đũa khua mạnh cho cua nhả hết bùn đất. Rửa nhiều lần đến khi nước trong thì thôi. Loại bỏ phần yếm cua, tách riêng mai cua và phần thịt. Dùng thìa cạy phần gạch cua để riêng vào bát. Cho cua vào cối giã nhỏ, bạn nhớ cho thêm mấy hạt muối vào giã cùng để không bị bắn và riêu cua cũng đậm đà hơn. Sau đó lọc lấy khoảng 2 lít nước để nấu lẩu. sơ chế cua đồng
  • Sườn sụn rửa sạch với nước muối loãng, thái miếng nhỏ vừa ăn
  • Thịt bò thái miếng mỏng, ướp cùng chút dầu và tỏi cho thịt mềm
  • Hành tỏi băm nhỏ
  • Rau ăn kèm nhặt sạch, rửa sạch
  • Cà chua bổ muối cau. Dứa thái miếng nhỏ

Bước 2: Nấu nước lẩu cua đồng

  • Cho phần nước lọc cua trên vào nồi đun. Đun nhỏ lửa liu riu đến khi phần riêu cua nổi lên trên thì tắt bếp, dung muôi múc riêu ra bát để riêng. Chỉ dùng đũa khuấy nhẹ 1-2 lần khi bắt đầu đun để riêu cua không bị bén nồi. Khi nước bắt đầu sôi lăn tăn thì tuyệt đối không được khuấy đảo đâu nhé.
  • Phi thơm hành tỏi, cho và chua vào xào cùng. Sau đó cho gạch cua vào xào chín rồi cho ra bát để riêng. làm lẩu cua đồng mồng tơi

Bước 3: Chiên đậu phụ

Đậu phụ thái miếng nhỏ rồi cho vào chảo chiên vàng

Bước 4: Hoàn thành lẩu cua đồng mồng tơi

  • Cho nước dùng đã đun lên bếp, thêm chút giấm bỗng vào để nước lẩu chua thanh ngon hơn. Cho phần gạch cua đã xào và riêu cua vào cùng.
  • Khi ăn thả đậu phụ, sườn sụn và nhúng thịt bò và rau cùng. Lẩu cua đồng mồng tơi ăn kèm bún hoặc bánh đa đều ngon. lẩu riêu cua đồng mồng tơi

Như vậy bạn đã hoàn thành xong cách nấu lẩu cua đồng mồng tơi thơm ngon đậm đà rồi. Cách làm đơn giản mà lại đảm bảo vệ sinh. Trung thu này hãy ở nhà trổ tài chiêu đãi cả gia đình bạn nhé.

=>> Xem thêm: Cách Làm Cá Ngừ Nướng Giấy Bạc Thơm Nức Mũi Ngon Khó Cưỡng

1